Trung Quốc, Anh, Ấn Độ đâu là nơi sinh ra môn càu lông ?

Theo lịch sử ghi nhận, cầu lông ban đầu có hình dạng như một nút chai có gắn 16 chiếc lông ngỗng, nặng khoảng 5 gram. Loại cầu này đến nay vẫn được sử dụng, song song với những chất liệu khác, đặc biệt mới nhất là cầu làm từ vật liệu tổng hợp được Liên đoàn Cầu lông thế giới chuẩn bị đưa vào các giải đấu từ năm sau. 

Có tên tiếng Anh là Badminton, cầu lông được đặt theo tên đất phong của các công tước xứ Beaufort ở Gloucestershire. Đây là nơi tổ chức thi đấu cầu lông lần đầu tiên vào năm 1873.

Tuy nhiên, nước Anh không phải nơi khai sinh cầu lông. Nước Anh chỉ là nơi phát triển cầu lông thành trò chơi có hệ thống.

Hình bóng của cầu lông được ghi nhận xuất hiện từ thời Hy Lạp, Trung Hoa và Ấn Độ cổ đại, cách nay khoảng 2000 năm, liên quan đến một trò chơi trẻ nhỏ dùng vợt đánh cầu. Những hình ảnh chơi cầu lông tương tự còn được thấy ở tận Bắc Mỹ.

Thế nhưng, cầu lông hiện đại xuất phát từ Poona, một trò chơi được lực lượng quân đội Anh đóng tại Ấn Độ thập niên 1860 sáng tạo và trở nên phổ biến vào thập niên 1870. 

Chính trong giai đoạn này, một nhà sản xuất đồ chơi ở London tên là Isaac Spratt cho xuất bản cuốn sách tựa đề “Badminton Battledore – A New Game”, nhưng hiện nay không còn bản in nào tồn tại.

Đến năm 1863, một bài báo trên tạp chí The Cornhill Magazine đã mô tả về cầu lông như “dùng vợt đánh cầu qua lại các bên, ở giữa căng sợi dây cách mặt đất khoảng 1,5m“.

Ngoài cầu lông, người chơi tại Thanjavur (Ấn Độ) lúc đó còn dùng cầu bông là loại cầu quấn bằng len do thích hợp hơn khi trời có gió hoặc thời tiết ẩm ướt. 

Vào lúc này, cầu lông mang tên Poona hoặc Poonah, khu vực người Anh đóng quân tại Ấn Độ. Từ 1873, những luật chơi cầu lông đầu tiên ra đời. 

Đến năm 1875, các sĩ quan Anh hồi hương bắt đầu chơi cầu lông tại một câu lạc bộ ở Folkestone. Ban đầu, mỗi bên có từ 1-4 tay vợt. Sau đó, người ta nhận ra rằng trò chơi thú vị nhất khi mỗi bên chỉ có 1 hoặc 2 tay vợt.

Cứ thế, cầu lông được chơi theo luật lệ của Poona đến năm 1887 thì J. H. E. Hart ở CLB cầu lông Bath quyết định sửa đổi luật. Năm 1890, Hart và Bagnel Wild điều chỉnh luật lần nữa.

Đến năm 1893, Liên đoàn cầu lông Anh (BAE) xuất bản sách luật và chính thức ra mắt trò chơi tại một ngôi nhà tên “Dunbar” ở Portsmouth ngày 13/12.

Năm 1899, BAR tổ chức giải đấu cầu lông đầu tiên là giải Toàn Anh. Kỳ này mới chỉ có các nội dung đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ. Năm 1900 mới bổ sung các giải đơn và năm 1904 ra đời thêm giải vô địch Anh – Ireland.

Tới năm 1934, Liên đoàn cầu lông thế giới (IWF, nay là WBF) chào đời với các thành viên sáng lập bao gồm Anh, Scotland, Wales, Canada, Đan Mạch, Pháp, Ireland, Hà Lan và New Zealand.

Dù được xem là cái nôi của cầu lông hiện đại nhưng đến năm 1936, Ấn Độ mới được gia nhập. Và dù Anh khởi xướng sáng lập BWF, thống trị các giải cầu lông nam ở châu Âu giai đoạn đầu lại là Đan Mạch.

Trên thế giới, châu Á ngày càng phát triển lớn mạnh thành thế lực cầu lông hùng mạnh. Trong vài thập niên qua, Trung Quốc, Đan Mạch, Indonesia, Malaysia, Ấn Độn, Hàn Quốc, Nhật và Trung Hoa Đài Bắc thường sản sinh được những tay vợt hàng đầu thế giới. 

Tại Việt Nam, cầu lông bắt đầu có vài CLB ở những thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn từ năm 1960. Đến năm 1961 đã có những trận đấu giao hữu tại Hà Nội, dù trình độ còn thấp.

Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, phong trào phát triển mạnh mẽ, đặc biệt tại TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng, An Giang, Cửu Long (Vĩnh Long và Trà Vinh từ 1976-1992), Bắc Ninh, Bắc Giang, Lai Châu…

Vào năm 1977, Tổng cục TDTT ( nay là Ủy ban TDTT ) thành lập Bộ môn Cầu lông. Cũng trong năm này, Trường đại học TDTT cũng có bộ môn này. 

Năm 1980, giải vô địch cầu lông toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại Hà Nội. Tới tháng 10/1990, Liên đoàn Cầu lông VN ra đời, 3 năm sau gia nhập Liên đoàn cầu lông châu Á (ABF), rồi trở thành thành viên chính thức của Liên đoàn cầu lông thế giới (IBF) năm 1994

Theo: webthethao.vn

Giới thiệu

Blogger luôn giành trọn đam mê với cầu lông, luôn luôn thể hiện dưới mọi hình thức

Tagged with: , ,
Posted in Kiến thức cầu lông

Bình luận về bài viết này

Top 10 Men’s Singles
Kento Momota

Top 1

CHOU Tien Chen
CHOU Tien Chen

Top 2

Anders ANTONSEN
NG Ka Long Angus

Top 3

Viktor AXELSEN
Viktor AXELSEN

Top 4

CHEN Long
CHEN Long

Top 5

Anthony Sinisuka GINTING
Anthony Sinisuka GINTING

Top 6

Jonatan CHRISTIE
Jonatan CHRISTIE

Top 7

NG Ka Long Angus
NG Ka Long Angus

Top 8

SHI Yu Qi
SHI Yu Qi

Top 9

LEE Zii Jia
LEE Zii Jia

Top 10